Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công đơn giản bạn nên biết

  • Post category:Xây dựng

Cùng với sự phát triển của xã hội, các công trình xây dựng ngày càng xuất hiện nhiều từ những công trình xây dựng nhà ở đến những công trình đô thị khác nhằm giúp làm đẹp bộ mặt của xã hội.

Sau mỗi công trình việc, cần có những hồ sơ quan trọng giúp nghiệm thu công trình, và đặc biệt không thể thiếu việc lập báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công là vô cùng quan trọng và thật sự là việc không thể thiếu.

Đối với những nhà thầu hay chủ công trình có vẻ đây là loại giấy tờ không còn quá xa lạ tuy nhiên đối với một vài cá nhân vẫn chưa thật sự hiểu hết giá trị của bản báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công có ý nghĩa và nó có vai trò như thế nào?

Nếu bạn đang nằm trong số đó, đừng vội lo lắng mình sẽ giúp bạn hiểu mọi thông tin này thông qua bài viết ngay sau đây:

Đừng vội rời khỏi bài viết này nếu bạn chưa nắm được những thông tin cần thiết ngay sau đây bạn nhé!

báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công

 

Khái niệm về mẫu báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công là gì?

Mẫu báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công, xây dựng với những hạng mục công trình, công trình xây dựng chính là mẫu bản báo cáo được lập ra nhằm mục đích báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Mẫu này sẽ nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin của công trình… Mẫu báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công được ban hành tại Thông tư 04/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Nội dung chính của báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công

Mẫu báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công sẽ bao gồm tất tần tật những thông tin đầy đủ như sau:

Quy mô của công trình là nội dung cần thiết đầu tiên.

Tiếp theo là mô tả quy mô và công năng chính của công trình thêm vào đó là các thông số kỹ thuật chính, những công năng chủ yếu của các phần hay hạng mục công trình.

Đánh giá độ phù hợp về quy mô và công năng của công trình đối với giấy phép xây dựng (trường hợp đối với những công trình phải được cấp phép xây dựng), cùng với đó là thông tin thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, những biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt bên cạnh đó là các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.

Đánh giá mức độ phù hợp về năng lực chính của nhà thầu thi công xây dựng đối với hồ sơ dự thầu cùng với hợp đồng xây dựng.

Đánh giá chính xác về khối lượng, tiến độ của công việc đã hoàn thành, các công tác tổ chức thi công và đặc biệt đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng của công trình.

Nhận xét các công tác thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng và những cấu kiện, các thiết bị sẽ lắp đặt vào công trình theo như kế hoạch thí nghiệm đã được chấp thuận.

Nhận định về công tác tổ chức và đánh giá kết quả kiểm định, kết quả quan trắc, thí nghiệm và đối chứng (nếu có).

Xem xét về công tác tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu từng giai đoạn (nếu có).

báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công

 

Tiến hàng các thay đổi thiết kế và thẩm định, phê duyệt các thiết kế điều chỉnh trong quá trình tiến hành thi công xây dựng (nếu có).

Các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng và sự cố công trình trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình (nếu có) đồng thời đánh giá nguyên nhân, biện pháp và các kết quả khắc phục theo quy định chung.

Xem xét về sự phù hợp của các hồ sơ quản lý chất lượng theo đúng quy định.

Đánh giá các sự tuân thủ những quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật đặc biệt là về phòng cháy chữa cháy hay các quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có)

Nhận định về sự phù hợp của quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng theo đúng quy định.

Cuối cùng là nhận xét về các điều kiện nghiệm thu và hoàn thành gói thầu của từng giai đoạn, hạng mục công trình và công trình xây dựng.

Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công đóng vai trò gì?

báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công

 

Nhắc đến báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công chắc chắn phải nhắc đến những vai trò quan trọng sau của báo cáo này.

Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công có vai trò làm cơ sở cho việc nghiệm thu của từng giai đoạn, nghiệm thu của hạng mục công trình cùng với đó là công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng.

Báo cáo còn là cơ sở để thanh toán, quyết toán bên cạnh đó là phục vụ cho việc kiểm toán của các cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp theo là hướng dẫn viên dành cho người khai thác sử dụng, nhằm giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm bắt được đầy đủ các cấu tạo cụ thể và thực trạng ban đầu của công trình nhằm mục đích khai thác, sử dụng chúng đúng với khả năng thực tế của công trình đồng thời đưa ra các biện pháp duy tu, sửa chữa phù hợp đảm bảo tuổi thọ công trình được duy trì lâu dài.

Điều này giúp cho các cơ quan nghiên cứu đồng thời là các cơ quan thanh tra khi thật sự cần thiết tìm lại những số liệu có liên quan đến công trình xây dựng.

Tiếp đến bản báo cáo có nhiệm vụ là cơ sở để thiết kế các phương án bảo vệ công trình tốt nhất.

Cuối cùng vai trò không kém phần quan trọng nữa là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho các công việc thiết kế, cải tạo, mở rộng hay nâng cấp công trình.

Và với bài viết này mình hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về giá trị của báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công có khái niệm là gì và vai trò chính của của việc báo cáo này.

Trả lời